Thạc sĩ,ơkhiđồngnhiễmđậumùakhỉvàk8 bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, tính từ đầu năm đến ngày 22.10, TP.HCM ghi nhận 33 ca nhiễm đậu mùa khỉ được khẳng định mắc qua xét nghiệm PCR. Trong đó có 1 trường hợp tử vong tử vong sau 18 ngày điều trị trên nền suy giảm miễn dịch. Hiện các bệnh nhân khác ổn định, có 8 bệnh nhân kết thúc điều trị 14 ngày theo dõi, lành các vết sang thương.
"Người nhiễm HIV hay không đều có nguy cơ mắc đậu mùa khỉ như nhau"
Về mặt dịch tễ học, bà Nga cho biết, các đặc điểm dịch tễ học của bệnh đậu mùa khỉ tại TP.HCM tương đồng với Việt Nam và trên thế giới. Nhìn chung trên thế giới cũng như Việt Nam 95% người mắc đậu mùa khỉ là nam (riêng tại TP.HCM 100% là nam, tính theo bệnh nhân khám và sống TP.HCM), trong đó 80% là nam có quan hệ đồng giới, trong đó có 50% nhiễm HIV.
"Tuy nhiên giống các bệnh truyền nhiễm khác, những con số được báo cáo là những người bệnh đến khám, còn đâu đó một số lượng người vẫn chưa đến khám, tự theo dõi ở nhà. Ở thể nhẹ, thể bệnh thông thường có thể tự khỏi từ 2-4 tuần, bệnh chỉ có thể nặng hơn ở một số nhóm nguy cơ cao như thai phụ, người cao tuổi, bệnh nền, đặc biệt suy giảm miễn dịch", bà Nga phân tích.
Ngoài ra theo bác sĩ Nga, từ số liệu 50% người mắc đậu mùa khỉ nhiễm HIV cho thấy người có nhiễm HIV hay không nhiễm đều có nguy cơ như nhau nếu tiếp xúc nguy cơ cao với bệnh đậu mùa khỉ. Tiếp xúc nguy cơ cao là những tiếp xúc trực tiếp với sang thương của những người nhiễm đậu mùa khỉ như ở trên da, ở bộ phận sinh dục, mông...).
"Các tiếp xúc gần đặc biệt là tiếp xúc qua đường quan hệ tình dục thì nguy cơ lây nhiễm cao nếu người đó đang mắc đậu mùa khỉ, dù là có nhiễm HIV trước đó hay chưa nhiễm HIV", bà Nga nhấn mạnh.
Người nhiễm HIV suy giảm miễn dịch nếu mắc đậu mùa khỉ sẽ nặng hơn
Tuy nhiên, thạc sĩ Nguyễn Hồng Nga cho biết, những người nhiễm HIV nếu không được chăm sóc điều trị thuốc ARV một cách đều đặn, đúng cách sẽ dẫn đến suy giảm miễn dịch hoặc có các nguyên nhân suy giảm miễn dịch khác thì khi mắc đậu mùa khỉ sẽ nặng hơn, rơi vào nhóm nguy cơ cao. Đây cũng là quan điểm của Phó giáo sư, tiến sĩ Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM.
Theo Phó giáo sư Dũng nếu một người nhiễm HIV chưa suy giảm miễn dịch thì không ảnh hưởng nhiều đến mức độ bệnh khi mắc đậu mùa khỉ. Tuy nhiên nếu đồng mắc đậu mùa khỉ và HIV mà đang trong giai đoạn suy giảm miễn dịch sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn, tạo thêm gánh nặng trong quá trình điều trị.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, người nhiễm HIV sẽ bị vi rút tấn công các tế bào lympo T như CD4+, CD8+..., gây suy giảm miễn dịch tế bào. Người bệnh sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng cơ hội gây ra bởi nhiều loại tác nhân khác nhau, bao gồm cả vi rút, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Những tác nhân này có thể "thường trú" ở người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, nhưng khi hệ miễn dịch suy giảm, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh. Do đó, theo lý thuyết một người nhiễm HIV ở giai đoạn suy giảm miễn dịch nếu mắc bệnh đậu mùa khỉ sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Tuy nhiên thực tế cần có các nghiên cứu thống kê với số lượng lớn hơn.